BÀI THUYẾT
MINH NGHỀ NHIẾP ẢNH LỚP 6/5
NGHỀ NHIẾP ẢNH
I/ Giới thiệu về nghề nhiếp ảnh
1. Nhiếp ảnh là gì ?
- Nhiếp ảnh là quá trình tạo ra hình ảnh bằng tác
động của ánh sáng
với phim hoặc thiết bị nhạy sáng. Nhiếp ảnh dùng một thiết bị đặc biệt để
ghi lại hình ảnh của vật thể thông qua ánh sáng được phản chiếu từ các vật thể lên giấy hoặc
phim nhạy sáng, bằng cách căn thời gian phơi sáng.
Quá trình này được thực hiện bằng các thiết bị cơ học,
hóa học,
hay kỹ thuật số thường được gọi là máy ảnh
hay máy chụp hình.
- Nhiếp ảnh là để có được những hình ảnh cần
thiết trong một khoảnh khắc nào đó mà ta cần lưu lại để ghi nhớ hoặc làm kỉ
niệm. Trong nhiếp ảnh, ánh sáng “ vẽ” bằng cách làm biến đổi một số yếu tố nào
đó của các vật liệu nhạy cảm với ánh sáng. Do đó ánh sáng chính là tác động vật
lý để sáng tạo hoặc tái tạo hình ảnh, và bởi vì cần phải có các chất liệu cảm
quang, cả hai yếu tố này sẽ cùng tác động đến những đặc tính quan trọng của
nhiếp ảnh.
- Có lẽ điều quan trọng nhất trong những đặc
tính ấy là sự liên tục của sắc độ. Sự liên tục của sắc độ trong nhiếp ảnh là
khả năng ghi nhận những thay đổi từ nhạt đến đậm, từ trắng qua đen, mà không
làm lộ bước chuyển tiếp. Nói cách khác, nhiếp ảnh có thể tạo ra một số lượng
hầu như vô hạn các giá trị hay sắc độ xám nhờ cách phản ứng với ánh sáng của
mọi chất liệu nhiếp ảnh. Giống như bản thân hình ảnh, dải sắc độ liên tục này
được hình thành tức thì, trừ video ra
thì không có loại phương tiện tạo hình nào có thể sánh được nhiếp ảnh ở phương
diện này.
- Hình
ảnh của máy thường được tạo bằng một ống kính, ống kính này dùng để thu gom và
hội tụ các tia sáng. Các ống kính có thể tạo ra hình ảnh hết sức chi tiết, và
cái đặc tính này của máy ảnh đã đóng góp cho ngôn từ của chúng ta một thành
ngữ. Khi ta nói một bức ảnh hay bức vẽ nào đó “ giống như ảnh chụp” là chúng ta
đã đề cập tới cái ấn tượng về chi tiết vô hạn. Đặc tính này đương nhiên biến
nhiếp ảnh trở thành phương tiện hữu hiệu và quí giá để chuyển tải thông tin
hình ảnh.
2/ Nghệ thuật nhiếp ảnh.
- Giá trị nghệ thuật không phải bắt
nguồn từ cái mà nhà nhiếp ảnh mô tả, mà bắt nguồn từ sự am hiểu nó, nhận thức
về nó, cách diễn đạt nó cũng như cách tái hiện nó.
- Bàn về tính chất cơ bản của nghệ
thuật nhiếp ảnh trước hết phải hiểu thế nào là nhiếp ảnh? Theo định nghĩa
chung, nhiếp ảnh là nghệ thuật cố định hình ảnh các vật thể trên bề mặt cảm
quang ( phim kính, phim nhựa, giấy ảnh… dưới tác dụng của ánh sáng. Điều này
chỉ đúng khi ta ghi hình được là nhờ có những bức xạ ánh sáng nhìn thấy. Nhưng
ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực vật lý hạt
nhân, tia laser, vi điện tử…Đặc biệt trong lĩnh vực tin học, kỹ thuật số ra
đời, ảnh kỹ thuật số trở thành hiện thực.
- Điều đó nói lên rằng có loại nhiếp
ảnh không cần đến vật cảm quang, và không chỉ có bức xạ ánh sáng nhìn thấy mà
cả bức xạ không nhìn thấy cũng có thể chụp được ảnh. Do đó khái niệm nhiếp ảnh
được mở rộng, có thể coi nhiếp ảnh là nghệ thuật hoặc kỹ thuật, nhờ một bức xạ
nhìn thấy (ánh sáng) hoặc không nhìn thấy (tia hồng ngoại) cho phép thu được
hoặc cố định một hình ảnh bền vững có thể hiểu được của một vật thể hoặc một
hiện tượng hay sự kiện lên phim hoặc thẻ nhớ.
- Định nghĩa trên cho thấy nghệ thuật
nhiếp ảnh phản ánh hiện thực khách quan một cách trung thực nhất thông qua việc
xử lý máy ảnh với các vật liệu như phim, giấy ảnh, thẻ nhớ…và không chỉ qua
hàng loạt quá trình vừa mang tính khoa học (lý, hóa) vừa có tính nghệ thuật, mà
còn đòi hỏi nhà nhiếp ảnh trước hết phải nhận thức thế giới, mới có thể phản
ánh hiện thực khách quan một cách chính xác, nhằm thể hiện nhân sinh quan và
khả năng cảm thụ nghệ thuật đối với thực tế khách quan đó. Nghĩa là chất lượng
nghệ thuật của sự miêu tả hoàn toàn không phụ thuộc vào chất lượng thẩm mỹ của
đối tượng mô tả. Giá trị nghệ thuật không phải bắt nguồn từ cái mà nhà nhiếp
ảnh mô tả, mà bắt nguồn từ sự am hiểu nó, nhận thức về nó, cách diễn đạt nó
cũng như cách tái hiện nó. Đây là nguyên tắc thẩm mỹ đã được xác định từ lâu
đối với văn học nghệ thuật, trong đó nhiếp ảnh cũng bị chi phối bởi nguyên tắc
thẩm mỹ này.
- Từ những nhận thức trên chúng ta
thấy nhiếp ảnh mang những tính chất cơ bản sau:
+ Tính hiện thực
+ Tính tài liệu
+ Tính khoa học
+ Tính nghệ thuật
+ Tính tài liệu
+ Tính khoa học
+ Tính nghệ thuật
3/ Công dụng của nhiếp ảnh :
- Nhiếp
ảnh rất kỳ diệu. Xuyên qua những bức ảnh, ta có thể lưu giữ được "lịch sử".
Bức ảnh
ta chụp có thể là những bước đi đầu tiên của cậu con trai, một quang cảnh đổ
nát, hay những thú quý hiếm. Qua hình ảnh, có thể gợi lại những bước đi đầu
tiên lên mặt trăng, lễ nhậm chức của một người nào đó...
Những hình ảnh vẫn có thể gợi lên cái không khí của những vùng miền mà ta
chưa từng đến, hoặc là nơi chúng ta không có cơ hội quay lại, và
chẳng thể nào quên.
II/ Con đường phấn đấu để đi đến nghề nhiếp ảnh:
Để trở thành một nhiếp
ảnh gia tài ba, lời đầu tiên bạn cần phải làm là yêu những hình ảnh đẹp. Có yêu
những hình ảnh đẹp bạn mới có mong ước ghi lại nó. Có mong ước ghi lại nó, bạn
mới sắm máy ảnh. Có sắm máy ảnh, bạn mới có thể chụp ảnh. Có chụp ảnh bạn mới
vỡ ra điều liên quan đến kỹ thuật chụp. Có vỡ ra nhiều điều liên quan đến kỹ
thuật chụp bạn mới học hỏi thêm. Có học hỏi bạn mới chụp tốt. Có chụp tốt, bạn
mới trở thành một nhiếp ảnh gia tài ba. Vậy điều đầu tiên là bạn phải có niềm
đam mê với nghệ thuật nhiếp ảnh và sự học hỏi.
1/ Nhiếp ảnh: là
để lưu lại những điều kỳ diệu trong khoảnh khắc, để sau này làm kỷ niệm. Vậy với một bức
ảnh, ta có thể đem một người thân từ bất kỳ nơi nào trên trái đất, đến bên ta.
Họ có thể đứng bên ta giữa rừng thông, hay bước đi lặng lẽ xuyên giữa làn sáng
mập mờ của đầm lầy. Hay ngược lại, xuyên qua hình ảnh của người khác, ta có thể
có cảm giác như băng ngang qua sa mạc đầy nắng gió, hay đứng trên đỉnh núi nhìn
xuống mênh mông quang cảnh bên dưới, hoặc dấn bước trong cơn mưa rừng.
Hình ảnh có thể giới thiệu cho ta
những con người, những gia đình, những người
cha, hay mẹ, mà ta chưa từng bao giờ gặp mặt...
Nhiếp ảnh được hình
thành xuyên qua những "chọn lựa", và những tác phẩm xuất hiện là từ những chọn lựa đúng. Việc
chọn lựa đúng là kết quả trực tiếp từ kiến thức của nhà nhiếp ảnh. Mọi máy ảnh đều có thể là công cụ để có thể tạo ra được tác phẩm ảnh.
2/ Kiến thức cần phải có trong nghề nhiếp ảnh :
Việc nắm vững được kiến thức
tổng quát về nhiếp ảnh, giúp ta hiểu rõ được trong từng thủ pháp, những gì có
thể được, và những gì là không thể.Việc chọn chế độ chụp là Auto hay Manual, là
tùy sở thích cá nhân, hơn là để xác lập "đẳng cấp", như nhiều người
vẫn hay lầm tưởng. Vì trong mọi tình huống, thì quang kế trong máy vẫn là "kim chỉ nam" đắc lực, để nhà nhiếp
ảnh biết phải làm gì, để có thể kiểm soát tối ưu cái được gọi là "đúng
sáng".
- Chúng ta biết rằng, máy ảnh là một
công cụ ghi hình của những đối tượng cụ thể trực tiếp và rất chính xác. Đối
tượng của nhiếp ảnh là vật thể, hiện tượng, sự kiện, tình huống… Còn hình ảnh,
thực chất là sự phản quang của đối tượng được định hình trên mặt cảm quang,
hoặc thẻ nhớ. Như vậy tấm ảnh là hình ảnh cụ thể của một thực thể khách quan
được hoàn chỉnh qua quá trình chuyển hóa của quang học, hóa học, vật lý, điện
tử… Sự giống nhau giữa hình ảnh và đối tượng chụp một cách chính xác là nhờ
nguyên tắc phản quang của một hệ thống thấu kính của ống kính máy ảnh. Sự giống
nhau (đồng dạng) giữa ảnh và vật chụp theo tỷ lệ toán học là một đặc trưng cơ
bản của nhiếp ảnh. Vì vậy người ta khẳng định rằng nhiếp ảnh không thể phản ánh
được những thứ hư vô, trừu tượng. Nhiếp ảnh chỉ có thể phản ánh những gì tồn
tại, những gì mang tính vật chất mà mắt người nhìn thấy, sờ thấy.
-
Nói như vậy không có nghĩa sự gống nhau giữa ảnh và đối tượng chụp là tuyệt
đối. Chỉ xét riêng về mặt kỹ thuật như về góc độ chụp, sử dụng các loại ống
kính có tiêu cự khác nhau, chất lượng ánh sáng, độ nhạy của phim…đều có thể làm
cho ảnh có sự sai lệch so với vật chụp. Đó là chưa kể đến sự sai lệch mang tính
xã hội là sự phụ thuộc vào nhận thức tư tưởng của người chụp. Về phương diện
này, tác phẩm ảnh không những tuân theo quy tắc kỹ thuật, mà còn phải tuân theo
quy luật của cái đẹp. Cái đẹp lại phụ thuộc vào ý thức chủ quan của tác giả.
Nghĩa là ảnh nghệ thuật không chỉ phản ánh sự tồn tại khách quan của đối tượng,
mà còn có nhiệm vụ đi sâu khám phá bản chất đối tượng để mang đến cho người xem
những rung động thực sự. Nói một cách khác đối với ảnh nghệ thuật tính chất
phản ánh trực tiếp cụ thể không phải là mục đích mà chỉ là phương pháp để nhà
nhiếp ảnh miêu tả thực tế khách quan để bày tỏ quan điểm, ý thức tư tưởng của
mình trước những sự kiện mà anh ta mô tả.
-
Việc phản ánh phải thông qua một bố cục nhất định. Bố cục ảnh xuất phát từ ý đồ
nghệ thuật của nhà nghệ sỹ, thể hiện ở việc cắt cúp hình ảnh ngay trên khung
ngắm của máy ảnh thông qua nhận thức, đánh giá của nhà nhiếp ảnh đối với hiện
thực khách quan ấy. Bố cục ảnh là một trong những yếu tố quyết định thành bại
của tác phẩm. Bố cục không chỉ có giá trị về hình thức thể hiện, bố cục còn làm
nổi rõ nội dung tư tưởng của tác phẩm, tạo nên tiếng nói riêng của nhiếp ảnh.
Và vì hiểu rõ thế
nào là "tốc độ an toàn tối thiểu", nên nhà nhiếp ảnh biết phải làm gì
trong điều kiện ánh sáng yếu. Hoặc phải dùng đến chức năng "chống
rung", hoặc phải dùng đến chân đơn hay chân ba, với dây bấm mềm, hay bộ
điều khiển (remote control).
Vì vậy việc học liên tục, để khỏi lạc hậu, là luôn cần thiết. Chẳng ai có thể bảo rằng kiến thức của mình là
đỉnh, là không cần phải học thêm gì nữa, ngay cả việc sở hữu những ống kính xịn
rất nhiều tiền, nếu không nắm vững thao tác kỹ thuật, thì cũng hiếm khi có thể
tạo ra được những tác phẩm xuất sắc. Thật không ngờ, khi phải nói rằng, việc tạo ra tác phẩm, là do nhà nhiếp ảnh, chứ không hẳn hoàn toàn do thiết bị mà nhà nhiếp ảnh sở hữu.
3/ Phương pháp để chụp được bức ảnh
tuyệt vời
“Sức mạnh của nhiếp ảnh là sự quan sát, không
phải là ứng dụng của công nghệ”. Ken Rockwell. Làm thế nào để chụp được các bức
ảnh đẹp nhất? Bằng cách nào để nhận thấy một điều gì đó có cảm hứng và thôi
thúc ta chụp ảnh? Quan trọng là bạn nhận thấy điều gì đó để cảm hứng và bấm máy
dễ dàng?”
Một
chiếc máy ảnh không tạo nên bức ảnh tuyệt vời. Mà tất cả từ việc bạn cần phải
nắm vững kỹ thuật chụp ảnh , nhưng gánh nặng lớn nhất của bạn là bạn làm sao để
có thể giải phóng bản thân ,giải quyết vấn đề thực sự khó khăn trong khi tác
nghiệp là : Bạn muốn truyền tải thông điệp qua những bức ảnh của bạn.
Nhiếp
ảnh là nghệ thuật. Nó rất trừu tượng nên không dễ đối với nhiều người để nắm
bắt được nó. Thật sai lầm với suy nghĩ máy ảnh tạo nên các bức ảnh và thường
hay đổ lỗi những bức ảnh xấu là do máy ảnh. Khi bạn nhận được kết quả tốt hơn
trong bức ảnh, bạn sẽ nhận ra rằng bạn thật sự chú ý nhiều hơn đến nội dung
hình ảnh thay vì chú ý đến chiếc máy ảnh của bạn.
Tất cả các loại máy ảnh, đặc biệt là
máy ảnh kỹ thuật số, cung cấp chất lượng hình ảnh gần như nhau khi sử dụng. Sự
khác biệt thực sự là làm cách nào hoặc khả năng điều chỉnh cần thiết đối với
từng loại máy ảnh khác nhau sao cho phù hợp với điều kiện thực tế để chụp được
bức ảnh đẹp.
Nhiếp ảnh giống như chơi golf: vui
vẻ, phổ biến và yêu cầu một số dụng cụ liên quan đến môn chơi. Mỗi môn đều cần
có thời gian thực hành liên tục, kết quả nhận được sẽ tốt hơn, tốt hơn từng
chút một. Hầu hết người chơi golf trong nhiều thập kỷ qua không bao giờ đánh
một lần mà trúng ngay lỗ. Nhiếp ảnh phức tạp hơn so với golf. Tại sao không ai
mong đợi đến khi nào mình sẽ chụp được một bức ảnh hoàn hảo?
v
Đòi
hỏi ở ta:
1. Sự kiên nhẫn
Bạn
không nên lên lịch trình trước và áp đặt sự tuân theo lịch trình đấy. Mà hãy đi
ra ngoài, để tìm kiếm xung quanh, cùng với sự kiên nhẫn chờ đợi ánh sáng phù
hợp và cộng với niềm cảm hứng.
Rất nhiều bức ảnh được chụp sau nhiều
năm nhà nhiếp ảnh chỉ quan sát một đối tượng, tìm hiểu khi nào nó trông nó tốt
nhất và ngoạn mục nhất. Điều này cho thấy những nhiếp ảnh gia thực sự đã thực
hiện những điều phi thường như thế nào. Và họ kiên nhẫn hơn những người kiên
nhẫn như thế nào .
Có
bao giờ bạn ngồi cả hàng giờ để ngắm một bông hoa chuẩn bị nở chưa ? Tôi nghĩ
rằng từ khi biết chụp ảnh bạn cần phải mất hàng giờ để chờ khoảnh khắc đó dĩ
nhiên rằng thiên nhiên sẽ không phụ lòng bạn.
Bạn hãy so sánh thời gian kiên nhẫn
của bạn với một người câu cá nhé.
Nếu bạn đang đi du lịch với một đoàn
người, thì việc chụp ảnh như ‘’cưỡi ngưa xem hoa’’ bạn phải biết giành thời
gian cho việc chụp ảnh lúc nào là cần thiết như lúc đoàn đang ăn bửa ăn tối
hoặc ngủ vào buổi sáng mà bạn phải dậy sớm hơn …. việc đó là do bạn chủ động và
bỏ bớt những thời gian không cần thiết để dành cho việc chụp ảnh.
Hãy mở to
mắt ra
“ Các chi tiết xung quanh là phương
pháp hiểu quả nhất để nhìn thấy được” - Edward Weston.
Bạn
sẽ nhìn thấy nhiều hơn nếu bạn tìm kiếm. Càng tìm kiếm, bạn càng nhận ra giá
trị của nhiếp ảnh. Nếu bạn không chịu suy nghĩ và không tìm kiếm, bạn sẽ bỏ qua
cơ hội để chụp những gì độc đáo nhất.
Ví
dụ, tôi sống ở Quận 7 từ nhiều năm nay, một khu khá là sang trọng. Tôi chưa bao
giờ nhìn thấy bất kỳ diễn viên ngôi sao nào ở khu này. Nhưng tình cờ tôi thấy
một tin cáo phó trên báo, và tôi nghĩ “như thế là sao ”. Tôi chưa bao giờ nhìn
thấy họ ngay cả khi họ sống ở khu nhà bên cạnh. Tôi hiếm khi chú ý đến họ vì
tôi ở trong phòng chụp cả ngày, mỗi ngày. Tại sao ư? Tôi không quan tâm, và tôi
không tìm kiếm họ. Nhưng nếu tôi là một du khách hay bà nội trợ đọc trên
Ngôisao.net và tìm kiếm tin tức về những diễn viên, chắc chắn tôi sẽ nhìn thấy
các ngôi sao vài lần mỗi ngày và sẽ có lần chụp họ …. Trong khi những khách
hàng của tôi nhìn thấy diễn viên ở khắp mọi nơi.
Các diễn viên xuất hiện ở khắp nơi,
nhưng tôi chưa bao giờ thấy họ. Những người khác thì có. Nếu bạn nghĩ về điều
gì đó, bạn sẽ nhìn thấy nó. Nếu bạn không quan tâm, bạn sẽ không thấy. Cơ hội
chụp ảnh tuyệt nhất sẽ không xuất hiện nếu bạn không tìm kiếm. Đó là lý do tại
sao chúng được gọi là “cơ hội” – giống như bất kỳ cơ hội khác, bạn phải chú ý
để nhận ra nó.
Vì vậy cơ hội chụp ảnh ở khắp mọi
nơi. Hãy chú ý, hãy mở to đôi mắt và tìm kiếm nó.
2.Sự riêng tư
Sáng
tạo là một hành động đơn độc. Tôi không thể sáng tạo ra tấm ảnh nếu như tôi bị
phân tâm, bị theo dõi hoặc bị làm phiền. Tôi cần để tâm trí thoải mái và tập
trung.
Thật tốt khi đi ra ngoài và chụp ảnh
theo nhóm (offline với vài người bạn). Các bạn nên chia ra và chụp theo phong
cách riêng của từng người. Nếu tất cả mọi người đi cùng nhau sẽ chụp những bức
ảnh giống hệt nhau điều đó trở nên tầm thường. Nhưng bạn cần tách ra và tìm
kiếm những góc đẹp , đối tượng hay và sau đó hãy gặp lại ở cuối buổi chụp và
xem những gì các bạn đạt được.
3. Sự đam mê
Nhiếp
ảnh là nghệ thuật truyền đạt niềm đam mê và làm dấy lên sự phấn khích đến tâm
trí của người khác. Nếu bạn không quan tâm đến đối tượng chụp thì kết quả nhận
được sẽ không vượt ra ngoài vấn đề cơ bản trở nên một tấm ảnh bình thường không
có gì đặc sắc cả. Hãy quan tâm thật sâu sắc và chú ý những điều lạ thường đang
xảy ra hoặc sắp xãy ra.
“Nếu tôi cảm thấy một cái gì đó hấp
dẫn, tôi sẽ chụp ảnh ngay. Tôi không cần phải cố gắng giải thích cảm giác đó là
gì.” - Ansel Adams.
Bạn cần phải đam mê bất cứ điều gì mà
bạn chụp ảnh. Nếu bạn đam mê, bạn sẽ nhận được kết quả tuyệt vời – nếu bạn
không, bạn sẽ không đạt được gì cả.
Bức
ảnh không phải là kỹ thuật. Một bức ảnh sẽ truyền đạt một điều gì đó, có thể là
một ý tưởng, khái niệm, cảm giác, suy nghĩ hoặc bất cứ điều gì đến một người
hoàn toàn xa lạ. Một bức ảnh hiệu quả phải có ý nghĩa muốn truyền đạt thông
điệp rõ ràng. Ansel Adams nói: “Không gì tệ hơn một bức ảnh sắc nét với một ý
tưởng mờ ảo”. Điều quan trọng là suy nghĩ, ý tưởng hoặc cảm giác của bạn được
thể hiện rõ ràng trong hình ảnh. Chỉ đơn thuần là một máy ảnh đắt tiền và
chuyên nghiệp cũng không thể cho ra một bức ảnh đẹp. Bạn cần hiểu rõ suy nghĩ
của mình và truyền đạt thật rõ ràng là những gì làm cho một bức ảnh thật sự
mạnh mẽ để khiến mọi người phải nhớ khi xem ảnh của bạn. Nếu nó không gây được
cảm hứng gì cho bạn thì đối với người khác khi xem ảnh cũng vậy thôi.
Tương
tự như vậy, thiết bị hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề này. Nhiều người
đổ lỗi cho những bất cập về thiết bị và nghĩ rằng chỉ cần mua nhiều hơn sẽ giải
quyết được vấn đề, nhưng rất tiếc họ phải tăng cường nỗ lực quý giá về tinh
thần chứ không phải là mua thiết bị tốt hơn. Qua tìm hiểu điều tra tôi nhận
thấy 99% mọi người nghĩ rằng tất cả những gì họ phải làm là chi tiền mua thiết
bị nhưng ảnh chụp của họ vẫn bị hỏng. Bạn cần phải quan tâm sâu sắc và có cảm
xúc một cách nghiêm túc. Bạn không cần tiêu tiền mua bất kỳ thiết bị nào tốt hơn
cái bạn đang có trong khi bạn chưa có một tấm ảnh nào thật sự tốt. Tôi thường
sử dụng máy ảnh du lịch (PnS) vẫn chụp được hình ảnh tuyệt vời và có thông điệp
rõ ràng.
Tương
tự như vậy, bạn cần phải dành nhiều thời gian tập trung. Bạn thường không thể
tập trung làm việc đàng hoàng trong 5 phút. Nhiều lần tôi đến một địa danh nổi
tiếng, tôi thấy rất nhiều khách du lịch chụp ảnh nhanh và bỏ đi trong khi tôi
vẫn còn đang cố gắng tập trung, cảm nhận và hiểu được điều tôi sẽ thực hiện.
Bạn không nên vội vàng về những điều này!
Bức
ảnh đẹp nằm trong tâm trí và trí tưởng tượng của bạn và bạn phải thể hiện điều
đó cho bằng được.
Bạn không nên kéo dài và cũng không
trì hoãn, bạn hãy tiếp tục săn ảnh với một đối tượng chụp. Bạn càng tìm hiểu về
đối tượng kỹ hơn thì kết quả đạt được sẽ tốt hơn.
Và
ngay cả Albert Einstein cũng phát biểu: “Trí tưởng tượng quan trọng hơn kiến
thức.”
Một
nhiếp ảnh gia giỏi có thể chụp bức ảnh tuyệt vời với máy ảnh chỉ dùng một lần
vì họ biết giới hạn của nó và làm thế nào để sử dụng nó. Mặt khác, rất nhiều
bức ảnh xấu được chụp bằng máy ảnh đắt tiền bởi những người thiếu niềm đam mê
và tầm nhìn, dù cho họ có bao nhiêu kỹ năng kỹ thuật và ống kính máy ảnh của họ
sắc nét đến mức nào.
Vẫn có người viết tiểu thuyết bằng
máy đánh chữ cổ lổ sỉ nhưng họ vẫn có tác phẩm hay. Vậy tại sao một số người
nghĩ rằng mua một máy ảnh khác sẽ giúp họ tạo nên hình ảnh tốt hơn? Sự lựa chọn
máy ảnh của bạn không có tác dụng gì ở việc tư duy sáng tác một tấm ảnh.
“Nhiếp ảnh là lặp lại trật tự trong
sự hỗn loạn.” - Ansel Adams.
Hội họa là nghệ thuật bao hàm. Nhiếp
ảnh là nghệ thuật loại trừ. Nếu bạn cố gắng “gom tất cả thành một” lúc đó bạn
sẽ tạo ra một hình ảnh tệ hại. Bất cứ điều gì không góp phần tạo nên hiệu quả
cho bức ảnh thì hãy loại bỏ nó. Giữ cho bức ảnh của bạn rõ ràng và đơn giản.
Càng ít chi tiết trong tấm ảnh thì
bức ảnh càng mạnh mẽ hơn. Sự đơn giản mang đến hiệu ứng mạnh mẽ đó là bí quyết
để có một tấm ảnh đẹp.
4/ Sự kết nối giữa nhiếp ảnh với cuộc sống :
Hiện tại, nhiếp ảnh (photography)
đang là sở thích và xu hướng của rất nhiều teen Việt.
Tôi thấy vui vì các bạn trẻ bây giờ
có nhiều đam mê và cũng có điều kiện tiến gần với nghệ thuật hơn. Bí quyết quan
trọng nhất tôi muốn gửi tới các bạn trẻ là: Khi đam mê một môn nghệ thuật nào,
hãy cố gắng tới cùng và phải biết nghiêm túc với những đam mê của mình, dù là
nhỏ nhất. Nhiếp ảnh không đơn giản chỉ là chụp một bức hình. Nó chứa đựng cả
một quan điểm sống và cách nhìn của bạn về mọi việc xung quanh.
Tôi đánh giá là chúng ta phát triển
rõ rệt trong những năm qua, có nhiều bộ hình chất lượng hơn, ấn tượng hơn,
nhiếp ảnh có một vị trí tốt hơn trong mắt quần chúng.
Nhiếp ảnh kết nối mọi người - xuyên qua những tập thể, những vùng miền, hay những
nền văn hóa. Nó đem không gian hòa trộn với thời gian, như những nhịp cầu nối liền
thế giới. Ta có thể
học được rất nhiều từ đời sống, từ thiên nhiên, và con người, khi tham gia
các hội đoàn nhiếp ảnh, hoặc những trang mạng hình ảnh. Rồi khi được tiếp xúc
với những nhà nhiếp ảnh đẳng cấp khác nhau, họ dạy ta, trao đổi kinh
nghiệm với ta, hay đơn giản hơn, sẽ có sự lan tỏa vốn sống cho nhau với những cảm nhận cá
nhân trước cuộc sống, và việc thuần thục các thao tác kỹ thuật, sẽ giúp nhà
nhiếp ảnh dễ có cơ hội chộp bắt được những khoảnh khắc tuyệt vời trước cuộc
sống.
Nhiếp ảnh phản ánh hiện thực khách
quan trực tiếp ngay tức thời khi sự việc xảy ra, đang tiếp diễn. Trong những
tình huống đó không một ngành nghệ thuật nào có khả năng mô tả ngay được. Đối
với hội họa, phim truyện (trừ phim tài thời sự tài liệu), sân khấu, văn học,
nhà nghệ sỹ không cần chứng kiến, chỉ cần nghe kể lại cũng có thể vẽ, viết hay
dựng những cảnh, những sự kiện xảy ra trong quá khứ. Tất nhiên đối với một số
sự việc đời thường vẫn diễn ra trong cuộc sống xã hội, thiên nhiên (trừ sự
kiện), một số nhà nhiếp ảnh vì mục đích nào đó họ có thể dàn dựng, bố trí để
chụp, nhưng thường không mấy thành công, nhất là đối với những nhà nhiếp ảnh
thiếu vốn sống, thiếu kinh nghiệm…
Bức
ảnh “Biển kết hoa” của Trần Vĩnh Nghĩa hay “Nối sáng” của Trần Đình Thương là
những thí dụ điển hình về kiểu dàn dựng, bố trí xa rời thực tế cuộc sống. Đối
với các sự kiện, đặc biệt là sự kiện lịch sử, chỉ có sống với sự kiện hoặc
chứng kiến sự kiện xảy ra, nhà nhiếp ảnh mới sáng tạo ra được tác phẩm nghệ
thuật. Sự kiện qua rồi không thể và không bao giờ có thể thể hiện được. Vì vậy,
có thể khẳng định rằng nghệ thuật nhiếp ảnh không thể và không cho phép phản
ánh các đề tài đã diễn ra trong quá khứ bằng cách dàn dựng lại. Bởi một trong
những chức năng quan trọng của nhà nhiếp ảnh là người chứng nhân lịch sử. Nhà
nhiếp ảnh không thể thờ ơ trước sự kiện mà mình mô tả. Đứng trước sự kiện nhà
nhiếp ảnh đau buồn hay phấn khởi, đồng tình hay phản đối, căm giận hay rủ lòng
thương…, tất cả tình cảm này hoàn toàn phụ thuộc vào thế giới quan, nhân sinh
quan và chỗ đứng của nhà nhiếp ảnh trong xã hội mà anh ta đang sống.
Một đòi hỏi nghiêm ngặt đối với nhà
nhiếp ảnh là phản ánh phải trung thành với thực tế khách quan, trung thành với
cuộc sống thời đại, hợp với quy luật lịch sử, quy luật cuộc sống. Tuyệt đối
không được thổi phồng, hay sự vật, sự kiện. Không tô vẽ, bày đặt, bôi đen hay
tô hồng , cố tình xuyên tạc sự thật. Tất cả những khuynh hướng đó rất xa lạ với
bản chất của nhiếp ảnh hiện đại.
Các nhà nhiếp ảnh nhìn nhận thực tế
khách quan, đánh giá các sự kiện trước hết phải có vốn hiểu biết sâu sắc, có
tầm nhìn bao quát trong việc phát hiện vấn đề, đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Trong cuộc sống hằng ngày, trong hàng loạt sự kiện, sự việc xảy ra, nhà nhiếp
ảnh cần đứng trên một lập trường nhất định để chọn sự kiện, sự việc tiêu biểu,
điển hình để miêu tả nó, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Nhà nhiếp ảnh nổi
tiếng người Pháp Henri Cartier Bresson từng nói : “Nhiếp ảnh đối với tôi không
phải là sự phát minh mà là sự phát hiện”. Nghĩa là trong quá trình sáng tác nhà
nghệ sỹ trước tiên phải quan sát, phát hiện ra những vấn đề tiêu biểu điển hình
để mô tả nó. Nghệ sỹ nhiếp ảnh người Mỹ Alfred Stieglitz, sống trong xã hội Mỹ
đầy rẫy sự bất công, nạn phân biệt chủng tộc, nhà nghệ sỹ đã phát hiện ra vấn
đề nổi cộm của xã hội Mỹ, bằng sự nhạy cảm của mình, ông đã thể hiện tác phẩm
“New York mùa đông 1893”, nói lên cảnh khốn khó của người dân lao động Mỹ, đặc
biệt người Mỹ da đen.
Song nhận thức được vấn đề để miêu tả
mới chỉ là đoạn đầu của quá trình sáng tạo,và tác phẩm sẽ không đạt như ý muốn,
nếu nhà nhiếp ảnh bỏ lỡ thời cơ bấm máy. Sự kiện chỉ diễn ra trong chốc lát,
nếu nhà nhiếp ảnh không nhanh tay ghi lại giây phút hiếm hoi đó, sự kiện sẽ
trôi qua và chẳng bao giờ gặp lại. Vì vậy, đối với nhiếp ảnh, nhận thức đã là
quan trọng nhưng chưa đủ mà thời cơ bấm máy sẽ là yếu tố quyết định thành bại
của tác phẩm. Bởi khoảnh khắc bấm máy có thể làm lóe lên một cách chói lọi bản
chất hiện thực điển hình nhất, tiêu biểu nhất.
III/ Giới thiệu các cơ sở nghề ở địa phương :
Anh Đức-Cơ sở ảnh lớn của Tam Kỳ
Tiệm Ảnh Thi
Hiệu ảnh Anh Đức