Trang của thầy cô, phụ huynh

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012


    Trang viết của thầy cô
 NGÔI TRƯỜNG TÔI YÊU
Tôi yêu lắm - ngôi trường này
Thuở xưa đến lớp ngày ngày học chăm.
Ngôi trường tôi học bao năm
Giúp tôi khôn lớn , với trăm ân tình.
Sau ngày đất nước thanh bình
Trở thành cô giáo tôi về trường xưa.
Dạy trò chẳng quản sớm trưa
Trải bao gian khó nắng trưa cuộc đời.
Dù cho muôn vật đổi dời
Ngôi trường vẫn gắn suốt đời trong tôi.
                                                                             GVCN
                                                                       Nguyễn Thị Ân

                                        THỜI GIAN
                                                  Màu thời gian không sắc
                                                 Hương thời gian không thơm
             Mùi thời gian không vịNhưng thời gian thật quí!

Tất cả sẽ qua đi
Tóc xanh rồi sẽ bạc
Hoa nở rồi lại tàn
Chỉ tình yêu ở lại
Sống hoài cùng thời gian .
                                                                   GVCN
                                                              Nguyễn Thị Ân

                          Bài viết của phụ huynh

                                NGHĨ VỀ THẦY CÔ

“ Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy ”
Vâng! Thật đúng vậy, chính thầy cô là người chắp cho các em học sinh những đôi cách vào đời, những kiến thức, những ước mơ, hoài bão, ... chúng tôi luôn luôn nghĩ về các thầy cô vì công ơn thầy cô rộng lớn, bao la quá như biển rộng sông dài. Vậy muốn con hay chữ phải biết yêu mến, quý trọng thầy cô – phải biết “Tôn sư trọng đạo” .
    Năm nay con tôi lên lớp Sáu, lớp đầu cấp của bậc học THCS. Với nhiều mới lạ, rụt rè, ngỡ ngàng, nhưng nhờ sự quan tâm dìu dắt của lãnh đạo nhà trường, cùa tất cả các thầy cô giáo giảng dạy và nhất là cô giáo chủ nhiệm, dần dần con tôi đã hòa nhập cùng với trường mới, thầy cô và bạn bè mới. Biết được cách tự học, tự rèn luyện mình dưới sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô. Chúng tôi biết ơn thầy cô vô cùng.
    Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thay mặt phụ huynh của tập thể học sinh lớp 6/5 chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong nhà trường đã quan tâm nhắc nhở và tận tình dạy dỗ con em chúng tôi ngày càng tiến lên vươn cao, vươn xa hơn trong cuộc sống .
    Một lần nữa, chúng tôi xin kính chúc các thầy cô giáo lời chúc sức khỏe, vui vẻ và hạnh phúc trong sự nghiệp trồng Người của mình .
                                                                   Phụ huynh lớp 6/5













Ảnh báo tập lớp 6/5, các bạn thấy thế nào?








Đóng góp cho Blog

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

Thật tình, chúng mình chỉ mới lớp 6 nên việc làm Blog sẽ không dễ dàng như một số anh chị lớp trên. Bởi thế, blog còn một số sai sót chưa được chỉnh sửa. Nếu ai có thấy chỗ không hợp lý, hay bố cục chưa đẹp, nhạc nền chưa phong phú,... thì hãy nhắn qua hòm thư chidoihoangvanthu65@gmail.com để mình tham khảo. Các bạn vui lòng gửi vì không thể comment ngay tại blog này được.
Thân!

Phần mềm học tập cho các bạn

Phần mềm học Anh 6 kì I
Phần mềm học Anh 6 kì II
Học từ vựng qua các trò chơi, hay lắm các bạn
Phần mềm học toán( các bạn chọn download on slow speed nha)!

Mình hy vọng 1 số phần mềm này sẽ giúp ích cho việc học cũng như giải trí của mấy bạn

Dịch vụ SMS parents của Viettel

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012


Trong một vài năm trở lại đây, giáo viên và phụ huynh học sinh tại các thành phố lớn đã bắt đầu làm quen với việc gửi/nhận tin nhắn thông báo tình hình học tập của con em tại trường. Tuy nhiên, một trong những hạn chế của các phần mềm gửi tin nhắn phụ huynh đang cung cấp trên thị trường hiện nay là tính chính xác chưa cao do nhiều khâu được thực hiện thủ công, dẫn tới sự nhầm lẫn trong nội dung hoặc đối tượng được gửi tin nhắn. 

20120828163145 viettel1
Nay, mọi việc đã hoàn toàn thay đổi với SMS Parents do Viettel cung cấp. Nhà trường có thể chủ động trong việc liên lạc với phụ huynh và tạo ra nội dung tin nhắn thông báo nhanh, chính xác nhờ chiết xuất trực tiếp dữ liệu từ Hệ thống quản lý nhà trường SMAS 2.0. Mặt khác, thông tin cũng được bảo mật tuyệt đối do nhà trường là đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành hệ thống. 
Với SMS Parents, phụ huynh học sinh được nhận các thông tin, thông báo từ nhà trường về tất cả các vấn đề liên quan đến tình hình học tập, sinh hoạt của con em định kỳ theo ngày, tháng, học kỳ, năm học qua số điện thoại di động. 
20120828163145 viettel2
Thông tin cung cấp cho PHHS đa dạng gồm 2 loại tin nhắn tự động theo định kỳ và tin nhắn chủ động với đầy đủ thông tin về kết quả học tập, rèn luyện như điểm thi, hạnh kiểm, học lực, thông báo đột xuất… Từ những thông tin này, gia đình có thể kịp thời phối hợp với nhà trường để khích lệ hoặc cải thiện chất lượng học tập, rèn luyện của con em mình.
Theo thông tin từ Viettel, từ năm học mới 2012-2013, tính năng SMS Parents được ứng dụng và phát triển trên phần mềm Quản lý nhà trường SMAS 2.0 đã được Viettel cung cấp miễn phí cho gần 16.000 trường học trên cả nước.
Ông Hoàng Sơn, Giám đốc Công ty Viễn thông Viettel chia sẻ: “Trong quá trình giáo dục học sinh, nhân tố gia đình giữ một vai trò quan trọng. Do đó, tăng cường sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình là điều hết sức cần thiết. Nắm bắt được điều này, Viettel phối hợp với các trường học triển khai tính năng SMS Parents với mong muốn cung cấp một kênh thông tin liên tục, chính xác, giúp các bậc phụ huynh nắm rõ mọi hoạt động của con em từ đó phối hợp với nhà trường kịp thời động viên, cải thiện chất lượng học tập của các em”.
Để đăng ký sử dụng tính năng SMS Parents, các PHHS có thể liên hệ Ban Giám hiệu nhà trường nơi con em mình đang theo học; truy cập website smas.vn, hoặc liên hệ tổng đài 19009099.

CÁC BẬC PHỤ HUYNH NGHĨ GÌ VỀ DỊCH VỤ NÀY???

Văn. thơ, vè của lớp 6/5

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012




Lời tri ân


Từ lâu, với tụi học trò chúng em, các thầy cô đã trở thành người cha, người mẹ thứ hai- rất đỗi thân quen và gần gũi. Chúng em luôn tự hỏi ràng, điều gì sẽ làm thầy cô vui nhất. Vẫn trả lời: là kết quả học tập tốt cùng với sự lớn khôn theo năm tháng cùa chúng em. Bao công lao dạy dỗ, lòng nhiệt tình và sự quan tâm hết mực của các thầy cô luôn là chỗ dựa cho mỗi người học trò chúng em.

Nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Chúng em xin kính dâng thầy cô những đóa hoa tươi thắm nhất, trong đó chứa đựng tình cảm chân thành và biết ơn vô bờ của chúng em. Mai sau dù đi đâu về đâu, chúng em vẫn luôn nhớ ơn thầy cô đã dìu dắt chúng em trong suốt những tháng năm học trò.

Chúng em xin kính chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.


                                                                                      Người viết
                                                                             Nguyễn Thị Thanh Thanh
               

                                    VÈ LỚP SÁU NĂM

Ve vẻ vè ve
Vè lớp sáu năm
Chủ nhiệm thích lắm
Cô Nguyễn Thị Ân
Cô gắng chuyên cần
Toàn tập thể lớp
Toán nhanh như chớp
Minh Trí lớp ta
Yêu thích hát ca
Kim Ngân số một
Trụ cột của lớp
Lớp trưởng Huệ Tâm
Học giỏi, tính trầm
Nhật Minh lớp phó
Chăm ngoan chịu khó
Cờ đỏ Anh Quyền
Dễ thương dịu hiền
Hai “Duyên” chăm chỉ
Tinh tình tỉ mỉ
Hai bạn tên Thanh
“Ứng xử” rất nhanh
Công Danh hiếu động
Siêng năng, chữ đẹp
Thư ký Khánh Ly
Nhanh nhẹn quyết chí
Văn Thiện bạn ơi
Quyết học, ít chơi
Vân Nhi duyên dáng
Học hoài không chán
Là hai bạn Quỳnh
Tính rất chân tình
Nhật Phương- Bích Phượng
Được mọi người thương
Đăng Khoa- Anh Tú
Chí thú học hành
Thành Công tổ trưởng
Luôn có chí hướng
Thanh Huy- Minh Châu
Cố gắng, hiểu mau
Bảo Uyên đó bạn
Rất thích môn toán
Lê Hiếu- Trường An
Học nhiều chẳng than
Hạ Vy- Mai Thiện
Tính hiền, ít nói
Vinh- Hằng- Hồng Nhung
Bơi lội “anh hùng”
Văn Trường ta đó
Quyết tâm vượt khó
Là bạn Anh Thư
Học tốt vô tư
“Phan Như” hai bạn
Phát biểu hợp lí
Đình Phúc- Lê Sang
Chăm ngoan, học tốt
Đại Phước- Hoài Nhân
Cần phải chăm hơn
Lâm- Hưng- Long đó
Tiến bộ, chịu khó
Bá Phúc- Kim Thương
Cố gắng chăm chuyên
Trung Nguyên nhất trí
Sáu năm quyết chí
Bốn bốn học sinh
Bạn nào cũng xinh
Đồng tâm một lòng
Thi đua học tốt
HAI MƯƠI- MƯỜI MỘT

Tập thể lớp mình
Chung sức chung lòng
Đoàn kết hăng say
Đạt nhiều thành tích
Dành nhiều điểm MƯỜI
Dâng lên thầy cô
CHÀO MỪNG NGÀY HỘI


                           BAN BIÊN TẬP


                      Công ơn thầy cô



Mở đầu câu hát vu vơ

Em xin làm mấy vần thơ dâng thầy

Trái tim em gởi vào đây

Ngỏ lòng ghi nhớ công thầy ơn cô


 *

Tình thầy như ngọn sóng xô

Tình cô ấm áp em nào có quên

Suốt đời tạc dạ ghi tên

Ơn người dạy dỗ vững bền sắc son.


                                                                           Người viết
                                                                   Nguyễn Cao Bảo Uyên




Tỏ lòng biết ơn
Hai mươi, mười một đến rồi!
Tưng bừng ngày hội người người dâng hoa
Chúng em ra sức thi đua
Vượt 5 chăm 8 bám mười tặng cô.
*
Mỗi năm chỉ có một ngày
Hai mươi, mười một em dành Thầy - Cô
Cùng nhau em hái hoa hồng
Cùng dâng ngày hội tỏa lòng biết ơn.
*
Bao mùa thu đã đi qua
Bao nhiêu lờ giảng, bấy nhiêu công thầy
Tung tăng biểu lộ ân tình
Bao ngày mệt nhọc tấm lòng thầy cô
Từng từng lớp trẻ xa trường
Gói hành trang nặng nghĩa thầy vấn vương.
*
Bây giờ giây phút chờ mong
Chúng em họp lại, kính thầy, kính cô
Những ngày cắp sách đến trường
Tình yêu cha mẹ, tình thương cô thầy
Mai này em sẽ lớn khôn
Không nào quên được công ơn cô thầy.

         Người viết
                                                              Lê Thị Vân Nhi



Công ơn thầy cô
Ngọt ngào tiếng ru của mẹ
Dịu dàng lời nói Thầy Cô
Ngày đêm chăm lo vun đắp
Cho em chắp cách vào đời.

***
Thầy là người cha đáng kính
Cô như mẹ hiền dấu yêu
Dạy em những điều chân lý
Cuộc đời còn lắm nghĩ suy.

***
Giờ đây gắng công học tập
Mai sau giúp ích cho đời
Công ơn Cô Thầy dạy bảo
Trong lòng khắc mãi không quên.

Người viết
Nhật Phương


Bổ sung

                       NGƯỜI LÁI ĐÒ
Ngày hội về muôn hoa đua sắc thắm
Góc sân trường buồn vắng bước chân em
Đã qua rồi năm năm tiểu học ấy
Để lòng cô trống vắng mãi không nguôi.

Đến rồi đi đã như là quy luật
Thầy cô ơi! Người chèo đò năm xưa
Lại đón chào lớp Một mới nữa thôi
Bước vào trường em ngây ngô bỡ ngỡ.

Rồi thời gian em dần dần khôn lớn
Người đưa đò chưa hết nối lo toan
Đàn em xưa nay đã vào lớp Sáu
Tạm biệt trường với bao nỗi thân thương.

Trường lại vẫn bao năm mà thay lá
Là bấy nhiêu chuyến đò đã đi qua
Góp sự nghiệp trồng Người cho đất nước
Dìu đàn em thơ trẻ bước vào đời.
                                Người viết
                              Châu - Hằng


















                              






















Ảnh lớp chúng mình^^

Các thầy cô trường mình nè( nguồn: thcslytutrongtamky.blogspot.com)

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

20/10 NGÀY THÀNH LẬP HỘI LH PHỤ NỮ VIỆT NAM
Tổ TD-ÂN
Chiều  ngày 20-10-2010, trường Công đoàn  THCS Lý Tự Trọng đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930- 20/10/2012)..Đến dự với lễ kỷ niệm có:Đ/c Nguyễn Tấn Sĩ - Bí thư Chi bộ-  Hiệu trưởng nhà trường 2.Đ/c Võ Tấn Đông  - Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Lý Tự Trọng . - Đ/c Trần Hồng Phó chủ tịch Công đoàn Phòng GD&ĐT Thành Phố Tam Kỳ -Đại diện của Hội cha Mẹ học sinh trường cũng đến tham dự và chúc mừng   Cùng toàn thể  các đồng chí đoàn viên trong Công đoàn.Nhằm nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và giá trị của phụ nữ  đồng thời tôn vinh phát huy truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, ôn lại lịch sử và truyền thống phụ nữ Việt Nam qua các thời kỳ. Đến dự  lễ kỷ niệm  thầy giáo Trần Hồng Công Đoàn  phòng giáo dục thành phố và  thầy giáo Nguyễn Tấn Sĩ  hiệu trưởng nhà trường đã phát biểu và tặng hoa chúc mừng nhân ngày Phụ nữ Việt Nam.Các thầy giáo trong trường cũng chia sẻ niềm vui trong ngày hội của các chị em bằng  tình cảm trân trọng qua những bài thơ, bài hát ấm áp chân thành .Để dáp lại  tình cảm đó  Đại diện cho tổ nữ công cô giáo Trần Thu Thủy cũng đã hứa tiếp sẽ tiếp tục giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho chị em nữ  hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành và  nhà trường giao.Lễ kỷ niệm diễn ra trong không khí vui tươi phấn khởi ,sau phần lễ đến phần hội ,cùng một số hoạt động của nữ đoàn viên công đoàn, các chị em cùng chia sẻ những kinh nghiệm trong giảng dạy ,trong việc  nuôi dạy con, xây dựng gia đình hạnh phúc  . Nét đẹp ấy một phần được thể hiện thời trang và cuộc sống thường ngày Thi hái hoa dân chủ với nội dung tìm hiểu về vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam hiện đại,  kinh nghiệm nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc …góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn đạt danh hiệu “ Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Phần thi thời trang.mỗi tổ đã mang tới cuộc thi  những sắc thái riêng của từng tổ với trang phục tự chọn  lời thuyết minh cũng mang những ý nghĩa rất riêng: Tình cảm, sâu lắng và dí dỏm Thời trang công sở trường học không quá khô cứng mà thanh lịch cho cô giáo lịch sự và ấn tượng.trong những buổi hội họp trong những giờ ngoại khóa .Thời gian cho mỗi tổ chỉ có 10 phút Mỗi tổ Công đoàn tham gia dự thi có hai phần  kết thúc phần thi thời trang  là phần giao lưu hái hoa dân chủ.” Mỗi bông hoa là những trao đổi, chia sẻ tâm tư, tình cảm; những kinh nghiệm trong giáo dục con cái hay xây dựng hạnh phúc gia đình...Những lời ca, tiếng hát mộc mạc nhưng chứa đựng tình cảm thân thương mà các thầy giáo  gửi tặng đồng nghiệp của mình đã làm cho không khí của buổi hội them phần vui tươi ấm áp. (Tin NV)
Tổ Ngoại ngữ trong ngày 20.10.2012
Tổ Ngữ Văn
Tổ Toán-Tin
Tổ Lý-CN













Tổ Hoá Sinh


Tổ Sử-Địa

Ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam


Ngày Phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam, cũng như tại các nơi khác trên thế giới, được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.
Tại sao lại có ngày này nhỉ?
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".
(Vậy là sau 70 năm, chúng ta lại kỷ niệm ngày phụ nữ Việt Nam đấy )

Đã có hoạt động gì kỷ niệm ngày này nhỉ?

Vào những ngày này, hoạt động chào mừng ngày 20 tháng 10 tại Việt Nam được chú ý một cách khá đặc biệt, một số họat động liên quan đến phụ nữ đã diễn ra nhằm vinh danh nữ giới, nhiều cơ quan cũng như công ty đã tổ chức các lễ trao giải thưởng cho những phụ nữ xuất sắc hoặc đạt thành tích trong một số lãnh vực.
Các chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 10 cũng được tổ chức nhiều và khá công phu, một số ca sĩ nổi tiếng trong nước được mời để tham gia trình diễn, các bài hát về chủ đề phụ nữ và tình yêu như: "Thu quyến rũ", "Em hãy ngủ đi", "Này em có nhớ",... thường được mọi người trình bày trong những ngày này.
Ngày 20 tháng 10 năm 2007, một kênh truyền hình dành riêng cho phụ nữ ra đời trên hệ thống truyền hình cáp HTVC, lấy tên là "HTVC Phụ nữ", đây là kênh truyền hình đầu tiên dành riêng cho nữ giới tại Việt Nam.
Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm, cũng trong ngày 20 tháng 10, nhiều đường phố tại một số thành phố lớn ở Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã xảy ra tình trạng kẹt xe vì lượng người lưu thông tăng đột biến, nhất là vào buổi tối.
 

Ảnh lớp 6/5

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012


Ý nghĩa tết trung thu

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Tết Trung Thu theo Âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi, người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.

Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được diễn tả trong tục: "Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sắc sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".
·          Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung Thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung Thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung Thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa. Nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung Thu, theo học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) thì từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời, coi như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng Tám, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa Thu tháng Tám thì mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa Thu là mùa của thành hôn.

·          Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng Tám gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi”, người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu.

 

Ý nghĩa tết Trung Thu:
·          Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng Trung Thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung Thu gồm bánh Trung Thukẹomíabưởi và các thứ hoa quả khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.
·          Cũng trong dịp này người ta mua bánh Trung Thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
·          Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà... Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
·          Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

 

Ngắm trăng (Thưởng nguyệt):
·          Tết Trung Thu là tết của trẻ em. Ngay từ đầu tháng, Tết đã được sửa soạn với những cỗ đèn muôn mầu sắc, muôn hình thù, với những bánh dẻo, bánh nướng mà ta gọi gồm là bánh Trung Thu, với những đồ chơi của trẻ em muôn hình vạn trạng, trong số đó đáng kể nhất của thời xưa là ông Tiến sĩ giấy.
·          Trẻ em đón tết có đèn xếp, đèn lồng, đèn ông sao, đèn con giống... sặc sỡ thắp sáng kéo nhau đi từng đoàn ca hát vui vẻ, tối tối cùng nhau đi nhởn nhơ ngoài đường, ngoài ngõ. Và khi rằm tới, có những đám múa sư tử với tiếng trống, tiếng thanh la thật náo nhiệt. Trong dịp này, để thưởng trăng có rất nhiều cuộc vui được bày ra. Người lớn có cuộc vui của người lớn, trẻ em có cuộc vui của trẻ em.

Bày cỗ:
·          Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó[được làm bằng tép bưởi, được gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp, hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu, những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na dai...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.

 

Hát trống quân:
·          Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Ðôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng, bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận (hát theo vần, theo ý) hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm hóc. Trai gái dùng điệu hát trống quân để hát trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ lục bát hay lục bát biến thể để hát. Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng. Tết Trung Thu của người Hoa không có phong tục này.

 

Múa sư tử (múa lân):
·          Vào dịp Tết Trung Thu có tục múa Sư tử còn gọi là múa Lân. Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này. Người ta thường múa Lân vào hai đêm 14 và 15. Ðám múa Lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Ðầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, não bạt, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Ðám múa Lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau. Trong những ngày này, tại các tư gia thường có treo giải thưởng bằng tiền ở trên cao cho con lân leo lên lấy.
·          Trẻ em thì thường rủ nhau múa Lân sớm hơn, ngay từ mùng 7 mùng 8 và để mua vui chứ không có mục đích lĩnh giải. Tuy nhiên có người yêu mến vẫn gọi các em thưởng cho tiền. Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị v.v.